Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong Nam Định

SỨ MỆNH: Phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi, góp phần đào tạo hiền tài

TẦM NHÌN: Xây dựng trường chuyên chất lượng cao, vươn tầm khu vực, hội nhập quốc tế.

GIÁ TRỊ CỐT LÕI: Trí tuệ, Nhân văn, Trách nhiệm, Tự tôn, Sáng tạo.

Tin Giáo dục-Khoa học

Trang chủ Tin Giáo dục-Khoa học Nhân công văn "khắc phục bệnh thành tích" lại nói chuyện dự giờ

Nhân công văn "khắc phục bệnh thành tích" lại nói chuyện dự giờ

07/04/2018

Bộ GD&ĐT vừa ra công văn chỉ đạo về việc "khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục" nhằm đẩy mạnh việc thực hiện những chỉ thị của Thủ tướng về căn bệnh này từ nhiều năm trước. Chúng ta cùng nhìn lại chuyện dự giờ.

Mặt tốt của dự giờ giáo viên

Qua các hội thảo và trao đổi của các nhà giáo có thể thấy những mặt tốt như sau:

- Về phía người dạy, dự giờ sẽ giúp cho giáo viên chủ động, tích cực hơn trong bài giảng của mình. Dù thế nào đi nữa thì mỗi khi có người đến dự giờ, các giáo viên đều có tinh thần chuẩn bị bài kĩ hơn, đôi khi còn có sự trao đổi về bài dạy trước khi lên lớp, đây là một việc làm hết sức có ý nghĩa đối với mỗi giáo viên.

Hình ảnh dự giờ trong lớp học theo mô hình VNEN. Ảnh: ZingHình ảnh dự giờ trong lớp học theo mô hình VNEN. Ảnh: Zing

- Khi có người đến dự giờ, lớp học cũng diễn ra sôi nổi hơn, ý thức học tập của học sinh tốt hơn, đây là điều kiện tốt nhất để giáo viên phát huy tính sáng tạo của học sinh, đặc biệt là đối với học sinh tiểu học, các em rất thích thể hiện mình trước đám đông.

- Việc dự giờ không chỉ giúp cho giáo viên đi dự giờ học tập, rút kinh nghiệm từ tiết dạy của đồng nghiệp mà còn giúp cho họ những sáng tạo trong xử lí các tình huống trong dạy học, trước cùng một câu hỏi đặt ra, tuỳ từng đối tượng học sinh mà giáo viên có thể giúp các em trả lời câu hỏi theo một hướng khác nhau, thông qua việc xử lí tình huống của đồng nghiệp giáo viên sẽ khắc phục được những thiếu xót trong quá trình giảng dạy...

Mặt trái của dự giờ giáo viên

Nhiều ý kiến chia sẻ của giáo viên về việc dự giờ trên các diễn đàn:

- Hoạt động dự giờ của các giáo viên hiện nay nói chung và giáo viên tiểu học nói riêng có thể nói chưa thực sự đạt được những hiệu quả như mong muốn. Xuất phát từ thực tế hầu như các giáo viên còn chưa tự giác, tích cực dự giờ của đồng nghiệp bởi tâm lí e ngại cho rằng đi dự giờ tức là kiểm tra tiết dạy của giáo viên do đó việc dự giờ phần lớn chỉ do các cán bộ chỉ đạo chuyên môn đối với các nhà trường.

Cô và trò làm sao tự nhiên như bình thường?Cô và trò làm sao tự nhiên như bình thường?

- Nói đến dự giờ tức là nói đến hoạt động của các Hiệu trưởng, Hiệu phó, Tổ trưởng, Tổ phó chuyên môn trong khi lẽ ra việc làm này phải là việc làm thường xuyên đối với mỗi giáo viên. Giáo viên hầu như mới chỉ tham gia dự giờ trong các hoạt động mang tính chất "thao giảng" chào mừng các ngày kỉ niệm trong năm học. 

- Đã là giáo viên không ai lại không hiểu việc dự giờ thăm lớp mặt lợi có được thì ít nhưng đều bất lợi mang đến lại quá nhiều.

- Tiết học chỉ được phép ít hơn hoặc kéo dài hơn quy định khoảng 5 phút (tiểu học 35 phút/tiết, trung học cơ sở và trung học phổ thông 45 phút/ tiết). Để cho tiết dạy diễn ra trơn tru, ít bị bắt bẻ, nhiều thầy cô giáo phải "gà" bài trước cho học sinh. Những nội dung khó, giáo viên thường tập cho các em trả lời trước, trả lời theo hướng gợi ý của giáo viên để đề phòng hôm ấy các em trả lời lung tung thầy cô sẽ mất nhiều thời gian giải thích.

- Sau khi dự giờ trong nhiều trao đổi góp ý có những điều chỉ mang tính cá nhân, chưa nói đến không ít giáo viên trình độ chuyên môn thuộc loại làng nhàng nên cách góp ý cũng chẳng lấy gì để học hỏi. Có thầy cô còn nhân dịp "bới lông tìm vết" đồng nghiệp. Một số đánh giá sẽ đặt suy nghĩ chủ quan lên tiết dạy và sẽ đánh giá theo những yêu cầu chủ quan đó khiến cho người giáo viên bị lúng túng, hoang mang. Nếu không tổ chức tốt việc góp ý thì dễ nảy sinh ra việc mất đoàn kết.

- Đáng lo ngại hơn, khi học sinh sẽ học theo việc trình diễn đối phó, từ đó manh nha tính cách dối trá, thiếu thực chất, nặng hình thức trong học tập.

- "Nói chung là ngao ngán với dự giờ và hội giảng, giáo viên và học sinh chỉ cảm nhận được mệt và mệt", nhiều giáo viên bày tỏ như vậy.

Làm sao để thao giảng không phải là diễn kịch?Làm sao để thao giảng không phải là diễn kịch?

7 điều giáo viên nhận ra từ hiệu trưởng để dự giờ hiệu quả

Xin chia sẻ với các bạn trích từ nội dung bài viết của một giáo viên nước ngoài về việc dự giờ đã dịch đăng trên Táo Giáo dục. Điều này cũng cho thấy: việc dự giờ không chỉ riêng có ở Việt Nam.
 
Tôi đã nghĩ: dự giờ là một hành động hay một quá trình quan sát một điều gì đó rất cẩn thận để thu được các thông tin. Sức mạnh của việc dự giờ là khả năng ghi chú, đặc biệt là các chi tiết quan trọng.
 
Khi tôi nghĩ về điều đó, tôi nhận ra việc dự giờ đúng phù hợp với định nghĩa đó. Dưới đây là một số điều nhận ra từ hiệu trưởng của tôi.
Hình ảnh dự giờ ở Nhật BảnHình ảnh dự giờ ở Nhật Bản

1. Khiến các giáo viên cảm thấy có giá trị

Hiệu trưởng của tôi đã lập một kế hoạch cho việc dự giờ hơn là chỉ thông báo ngắn gọn hay gửi email. Ông chào đón tôi với một nụ cười và nói rằng ông mong muốn được đến dự giờ lớp học của tôi. Ông đề nghị rằng ông tôn trọng công việc của tôi và hào hứng quan sát tôi dạy học. Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng những điều này là những lời chân thật.

2. Có mục đích trước khi dự giờ

Sếp của tôi đã có một buổi họp trước khi đến dự giờ lớp học. Thông thường giáo viên thường đăng kí lịch dự giờ từ đầu năm học. Trong buổi họp, ông hỏi tôi những câu hỏi về những yếu tố mà ông sẽ tập trung dự giờ và đánh giá tôi. Ông hỏi tôi cách thức mà tôi định dẫn dắt học sinh vào bài học… Ông cố gắng giải thích thật rõ ràng những gì mà ông hiểu, và muốn được quan sát trong tiết học. Điều này chỉ mất một chút thời gian ngắn nhưng nó giúp tôi cảm thấy đỡ "hoang mang" và lo lắng hơn rất nhiều.

3. Tập trung vào bài học

Hiệu trưởng của tôi chú ý đến mọi thứ tôi làm ngoại trừ nhiệm vụ học tập. Ông cố gắng trả lời câu hỏi tôi đưa ra cho học sinh như thể ông là một thành viên của lớp học. Và ông không hỏi chúng bất cứ câu hỏi nào. Ông chỉ quan sát.

4. Cảm ơn giáo viên vì đã cho phép được dự giờ

Vào cuối tiết học, ông cảm ơn tôi đã cho ông cơ hội đến và dự giờ lớp học. Ông đã làm điều đó trước tất cả học sinh.
Hình ảnh dự giờ ở Anh QuốcHình ảnh dự giờ ở Anh Quốc

5. Hỗ trợ các giáo viên nhanh chóng và thiện chí

Ông hỗ trợ giáo viên ngày sau khi dự giờ với một phiếu nhận xét và một bản đánh giá. Dòng đầu tiên ông viết: "Cảm ơn bạn một lần nữa vì đã cho tôi tham gia giờ học hôm nay".

6. Thể hiện rằng bạn rất chú ý

Khi kết thúc buổi dự giờ, hiệu trưởng có thể hẹn gặp riêng giáo viên và nói về tiết học đã qua, hãy đưa ra các câu hỏi để phát triển sâu hơn nữa bài học và chú ý vào những điều mà giáo viên làm tốt làm tốt. Thay vì đơn giản là đọc bản nhận xét trong phiếu dự giờ, hãy biến nó thành cuộc đối thoại thú vị giữa các đồng nghiệp.

7. Dành thời gian để học từ các giáo viên

Hiệu trưởng đã hỏi giáo viên về tiêu đề của bài thơ mà giáo viên đã đọc trong buổi dự giờ bởi vì đơn giản là ông thích nó. Ông viết tiêu đề đó cẩn thận vào một cuốn sổ. Một lúc nào đó hãy đọc lại bài thơ cho giáo viên đó nghe.
 
Giáo viên không phải là công việc được trả lương cao. Khi tiến hành công việc dự giờ các thầy cô giáo đã phải rất áp lực để chuẩn bị nó. Là một hiệu trưởng bạn hãy cố gắng phản hồi tích cực, coi việc dự giờ như một cách để ghi nhận những nỗ lực, sự cố gắng và giá trị từ công việc mà các giáo viên đang làm chứ không phải là cách để làm giáo viên cảm thấy ám ảnh, sợ hãi.
 
- Theo BigSchool.vn -